Cán bộ lãnh đạo luôn giữ một vị trí quan trọng trong tổ chức. Người lãnh đạo giỏi luôn mang thắng lợi đến cho tổ chức và ngược lại, lãnh đạo kém không những gây tổn hại cho tổ chức về kinh tế mà còn làm cho nhân viên mất niềm tin, mất đoàn kết có thể dẫn đến tan rã tổ chức. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu về tổ chức và quản lý cho rằng tổ chức phải lựa chọn được lãnh đạo phù hợp, có năng lực đưa tổ chức phát triển đi lên ngày càng lớn mạnh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có được người lãnh đạo giỏi cho tổ chức? Ai chịu trách nhiệm? Người ta cho rằng quy trình bổ nhiệm lãnh đạo rất chặt chẽ, từ quy hoạch, kế hoạch đội ngũ kế cận, đào tạo, bồi dưỡng, định hướng đến giới thiệu, lấy phiếu tín nhiệm, thẩm tra, gặp gỡ trao đổi, bổ nhiệm đều được thực hiện nghiêm túc, dân chủ. Nhưng không hiểu sao, chất lượng đội ngũ cán bộ không được tốt lắm, như các văn bản của Đảng và nhà nước đã nhắc đến: một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên tha hóa, biến chất, tham nhũng. Ông Nguyễn Bá Thanh nói rất bức xúc: không ít cán bộ có thói "vừa ăn vừa phá", phá tàn canh nền kinh tế. "Như chuyện rước cái tàu cũ rích của người ta về, nó đáng giá một đồng, ông về hô lên 5-7 đồng. Chừ ôm đống sắt vụn bán cũng không có người mua. Mình làm kinh tế phải đóng góp vô, phải ra đồng tiền bát gạo để chăm lo cho dân nhưng đằng này lại vừa ăn vừa phá..." Người ta nói đến lợi ích nhóm, vì lợi ích nào đó mà liên kết với nhau, thì việc liên kết nhau để đẩy nhau lên, để chia ghế cho nhau chắc thế nào mà chẳng có. Người ta hay nhìn vào lý lịch cá nhân để đưa ra các ý kiến lợi thế để giới thiệu, đề bạt. Chẳng hạn như, "anh A được đào tạo ở nước ngoài rất bài bản", hoặc là "chị B đi từ cán bộ cơ sở lên, rất có kinh nghiệm quản lý", nghĩa là, ai người ta cũng nghĩ ra được lý do để bổ nhiệm. Cho đến khi, người phạm luật làm sai, bỏ trốn thì mới ngã ngửa ra, xem xét ai phải chịu trách nhiệm và thường là không ai phải chịu trách nhiệm cả. Vì trách nhiệm ở chỗ nào đó mà người ta không rõ, không biết, con những người biết được chút ít thì cũng không nói ra được. Thực tế cho thấy có nhiều vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong công tác tổ chức cán bộ, nhất là quy trình và thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý. Khó 'mua' được tất cả Thành phố Đà Nẵng triển khai thi tuyển cán bộ lãnh đạo có tính cạnh tranh mấy năm nay, đã đươc hơn 50 cán bộ lãnh đạo rồi, nhưng những người bên ngoài vẫn chờ đợi, vẫn ngong ngóng cái gì đó. Khi Quảng Ninh mạnh dạn tổ chức thi tuyển phó Giám đốc sở thì vấn đề thi được thổi bùng lên, ai cũng thấy hy vọng, thấy phấn khởi vì có cách tìm ra và đề bạt được những người giỏi vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. "Chúng tôi cũng phải tính, nếu thí sinh thi được điểm cao nhất nhưng không thuộc diện quy hoạch thì có bổ nhiệm? Chúng tôi đã và đang đặt một số giả thiết kiểu như vậy để có hướng giải quyết tốt trong đề án. Tôi xin lưu ý một lần nữa các đề án này vẫn chỉ là thí điểm" - Thứ trưởng Bộ Nội Vụ Trần Anh Tuấn nói. Ngôn ngữ là vỏ của tư duy, tư duy ít thì khó có thể có cơ quan ngôn luận tốt được. Tổ chức thi viết để loại những người ít chữ mà nói giỏi, không thích học nhưng thích chạy làm cán bộ lãnh đạo. Hội đồng lấy ý kiến của nhiều người liên quan nên sự đánh giá cũng công bằng hơn, khó 'mua' được tất cả mọi người. Cách thi tuyển cạnh tranh đối với vị trí lãnh đạo hay hơn cách làm cũ sao người ta không thích triển khai rộng rãi? Do tổ chức tốn kém hay do chưa có chỉ đạo thông suốt từ trên xuống nên người ta cứ từ từ, chưa làm vội. Đã đến lúc cần phải nhìn nhận cách thi tuyển lãnh đạo có tính cạnh tranh thoáng hơn, cấp tiến hơn. Đừng để chúng ta quá lạc hậu, không giống ai trong việc đề bạt bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo. Đôi điều cần khắc phục Thứ nhất, vấn đề tiêu chuẩn ứng viên tham gia thi tuyển. Tổ chức thi tuyển cạnh tranh cán bộ lãnh đạo quản lý là tổ chức thi để chọn được một người giỏi nhất trong những người giỏi để bổ nhiệm vào vị trí thích hợp. Như vậy cần phải có những tiêu chuẩn để mở rộng cho nhiều ứng viên tham gia. Số ứng viên sẽ phụ thuộc vào các tiêu chuẩn mà ban tổ chức đề ra. Ra tiêu chuẩn cần tính đến số người tham gia, không nên quá chặt để hạn chế số người tham gia. Thứ hai, vấn đề chi phí để tổ chức thi tuyển. Nguyên tắc cơ bản tổ chức thi tuyển cán bộ lãnh đạo là thi vào vị trí càng cao thì chi phí càng tốn kém. Vị trí càng cao thì càng phải tìm được người giỏi hơn, thì càng phải có nhiều phương pháp thi tuyển tốt hơn nên sẽ đăt hơn. Ví dụ như, đề thi cần hay hơn, cần nhiều trí tuệ hơn, đông người tham gia lấy ý kiến hơn thì tốn kém hơn, cần mời chuyên gia về tổ chức nhân sự và mua các mẫu phiếu trắc nghiệm thì sẽ tốn kém hơn nữa. Để xác định đo đạc được năng lực lãnh đạo này cần phải có sự tham gia của các chuyên gia tuyển dụng, chuyên gia tâm lý và các công cụ trắc nghiệm tâm lý. Các trắc nghiệm tâm lý sẽ tách người có năng lực lãnh đạo vượt trội ra khỏi những người ít có năng lực lãnh đạo. Thứ tư, tránh tổ chức hình thức, giả tạo. Nhiều khi việc tổ chức chỉ cho có hình thức thôi, còn thực chất thì đã quyết rồi. Như việc tổ chức hội họp, cuộc họp trù bị mới là chính còn họp chính thì chỉ là công diễn thôi. Nếu công diễn không như ý đã chỉ đạo thì cho rằng nơi đó có vấn đề không ổn. Mặc dù ai cũng biết nơi nào tôn trọng dân chủ thì không phải bảo gì người cũng nghe, vì người ta biết rõ chắc gì người nói đã thông minh hơn, hay hơn người ta. Rõ ràng, thi tuyển cạnh tranh lãnh đạo là để chọn được người vào vị trí lãnh đạo, nên đối với vị trí của họ thì không chỉ là công việc chuyên môn. Điều quan trọng là họ phải có tầm nhìn, tư duy khái quát, có uy tín để tập hợp mọi người theo mình, truyền cảm hứng cho mọi người. Công tác cán bộ là công việc của Đảng, do vậy cần có những quy định tương đối rõ ràng trong tổ chức thi tuyển và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý. Có mấy điều cần tránh trong tổ chức thi tuyển lãnh đạo là: độc quyền, thiếu minh bạch, thiếu giải trình. Thế là tránh được tham nhũng trong đề bạt bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý. Đây cũng là một cuộc đấu tranh, cuộc đấu tranh không đổ máu.
Tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội, khi câu chuyện Vinalines kinh doanh thất thoát hàng tỷ đồng, ông cũng không ngần ngại chỉ ra những lỗ hổng về yếu kém trong quản lý Nhà nước: "Vinalines thua lỗ, chủ tịch bỏ chạy, công an không bắt không được. Nói ra cứ như chuyện đùa, cử tri bức xúc hỏi mà không biết trả lời thế nào, mặt cứ trơ ra. Trong khi 70.000 hộ gia đình chính sách, hỗ trợ chẳng được bao nhiêu tiền mà cứ đưa lên đưa xuống, chưa quyết được. Đằng này, hàng nghỉn tỉ đồng tiền đổ sông, đổ biển sót hết cả ruột" (Vietnamnet, 03/01/13).
Cách thi có tính cạnh tranh này không mới, nhưng với những nơi chưa làm, hoặc chưa dám làm thì là mới. Ứng viên phải trình bày, báo cáo đề án phát triển, phải thuyết phục ban giám khảo, nên phần nào cũng tránh được việc "âm thầm bổ nhiệm" cả những người "ăn không nên đọi nói không nên lời" làm lãnh đạo.
Thứ ba, vấn đề trắc nghiệm tâm lý khả năng lãnh đạo. Thi tuyển lãnh đạo là tìm kiếm người có năng lực lãnh đạo như: năng lực xác định tầm nhìn, khái quát, tư duy tổng hợp, khả năng dẫn dắt tập hợp mọi người, khả năng động viên khuyến khích truyền cảm hứng cho nhân viên.Ảnh: Quangninh.com.vn
Công ty thám tử tư chuyên cung cấp các dịch vụ thám tử Uy tín, Bảo mật, Chuyên nghiệp – Bạn hãy cùng các Thám tử tư tài ba của Văn phòng thám tử Hà Nội cùng khám phá thực hư các thông tin HOT và hấp dẫn nhất trong ngày nhé.
=>>> Xem thêm thông tin HOT tại :
Dich vu tham tu Thanh Dat - thamtuthanhdat.vn
Tổ chức sự kiện Thành Đạt - topevent.vn
Cung cấp lái xe chuyên nghiệp - laixevip.com
Cung cấp dịch vụ Vệ sinh công nghiệp - vesinhsach.net
Các từ khóa :
thám tử tư hà nội, tham tu tu
dich vu tham tu tu, dich vu tham tu tu Ha Noi
công ty thám tử, cong ty tham tu tu
Nguồn: tuanvietnam.vietnamnet.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét