1. Ợ nóng và "xì hơi"
Nguyên nhân:
Khi thai nhi ngày càng phát triển, vùng bụng của bà bầu sẽ bị chèn ép khiến quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn. Khi ăn các thức ăn có chứa nhiều axit, dạ dày phải co bóp và tiết ra dịch vị, sau đó chúng bị đẩy ngược lên thực quản.
Mẹ bầu có thể cảm nhận việc ợ hơi giống như một luồng khí nóng, thoát lên từ lồng ngực, sau đó lan tới cổ họng và trào vào khoang miệng. Các mẹ còn thấy có vị chua và cảm giác buồn nôn kèm theo.
Việc ăn các thực phẩm như táo, lê, súp lơ, đậu, và bông cải xanh có thể gây đầy hơi. Hoặc các đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ, kem tươi cũng là nguyên nhân gây tình trạng ợ nóng hoặc xì hơi.
Lời khuyên:
- Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên lựa chọn các thực phẩm một cách kĩ càng.
- Nên ăn làm nhiều bữa nhỏ.
- Tránh ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ như bánh mì kẹp thịt, gà rán, đồ uống có ga.
- Sau bữa ăn, nên đi bộ 20 phút mỗi ngày (nếu như việc này không ảnh hưởng tới thai nhi).
- Khi ngủ, các mẹ có thể gối cao đâu, gác hai chân lên một vài chiếc gối để làm giảm áp lực lên ruột.
- Việc ợ nóng hoặc đánh hơi là việc bình thường ở các thai phụ. Nhưng nếu tình trạng này nặng lên, khiến mẹ bầu lo lắng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Họ sẽ chỉ định những đơn thuốc phù hợp cho các mẹ.
2. Sạm da
Nguyên nhân:
Do sự thay đổi của các hormon trong thời gian mang thai, nồng độ estrogen tăng khiến cơ thể thúc đẩy quá trình sản xuất melanin, gây ảnh hưởng tới sắc tố da ở mẹ bầu.
Khi bước sang tháng thứ 6 của thai kì, chị em cũng bắt đầu nhận thấy núm vú trở nên sẫm màu hơn. Da mặt cũng xuất hiện một vài vết nám đen lốm đốm.
Sự thay đổi của nội tiết khiến da của bà bầu có thể bị thâm nám. (Hình minh họa)
Lời khuyên:
- Sạm da, nám da khi mang bầu là một hiện tượng sinh lý bình thường. Sau khi sinh,một vài tuần các vết sạm sẽ giảm dần nên mẹ bầu đừng quá lo lắng về nó.
- Các mẹ nên hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Khi đi ra ngoài, nên che chắn cẩn thận hoặc sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da và tránh vùng nám lan rộng.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C và E có hoa quả tươi, rau củ như cà rốt, cam, chanh, đu đủ, gấc, giá đỗ, đậu nành là những loại có dưỡng chất giúp làm đẹp da, trẻ hóa làn da, chống nám.
3. Táo bón
Nguyên nhân:
Mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu khi thời gian ở trong toilet quá lâu. Nhưng thực tế, trong thời gian mang thai người phụ nữ nào cũng ít nhiều phải đối mặt với tình trạng táo bón. Điều này được lý giải do sau khi thụ thai, nhiều loại hormone để cung cấp cho thai nhi có thể làm ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hóa ở bà bầu .
Ngoài ra, khi thai nhi ngày càng phát triển, khiến vùng bụng bị chèn ép, quá trình tiêu hóa thức ăn cũng trở nên khó khăn hơn.
Lời khuyên:
- Mẹ bầu ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như trái cây tươi, rau, đậu, ngũ cốc.
- Hàng ngày nên uống nhiều nước.
- Nếu tình trạng táo bón gây ra sự khó chịu, căng thẳng, các mẹ bầu nên đề cập với bác sĩ để được dùng các loại thuốc nhuận tràng nhẹ nhưng vẫn an toàn.
- Tránh sử dụng các thuốc nhuận tràng có tính kích thích gây ra các cơn co thắt.
4. Ngứa đầu vú
Nguyên nhân:
Khi người phụ nữ mang thai, sự thay đổi ở tuyến nội tiết sẽ kích thích các hormone làm gia tăng sự lưu thông máu. Đồng thời kích thước mô cơ vùng ngực cũng thay đổi. Điều này có thể nhận thấy sau một vài tháng đầu tiên của thai kì, các mẹ bầu sẽ thấy kích thước bầu ngực to hơn, đôi khi thấy ngứa ran quanh đầu nhũ hoa hay quầng vú. Vì đây là vùng da nhạy cảm trên cơ thể phụ nữ.
Lời khuyên:
- Chọn mua áo ngực dành riêng cho thai phụ. Mẹ bầu cùng nên thay đổi kích thước áo phù hợp từng giai đoạn của thai kì. Sử dụng áo ngực là chất liệu cotton để dễ thấm hút mồ hôi.
- Không nên mặc các kiểu áo bó sát, vải tổng hợp pha len hoặc cashmere có thể gây cọ ngứa vùng ngực.
- Vệ sinh sạch sẽ núm vú, quầng vú bằng bông gòn để loại bỏ chất bẩn tích tụ ở đầu nhũ hoa.
- Sau khi tắm, nên thoa kem dưỡng da giàu vitamin E để dưỡng ẩm và giảm ngứa.
- Nếu mẹ bầu bị ngứa nặng dẫn tới mẩn đỏ cả 2 đầu vú thì nên đi kiểm tra để xác định có bị nhiễm trùng hoặc các khối u hay không.
5. Đau hông và vùng xương chậu
Nguyên nhân:
Cơn đau sẽ có xu hướng bắt đầu xuất hiện ở giữa thai kì do các dây chằng ở xương chậu căng lên cùng với sự phát triển của thai nhi. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột bất kể lúc nào. Mức độ đau sẽ càng tăng khi trọng lượng thai nhi càng lớn.
Lời khuyên:
- Việc làm tốt nhất là giảm áp lực lên khung xương chậu. Mẹ bầu nên sử dụng gen hỗ trợ bụng dưới khi bụng bầu quá to.
- Nên có chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý. Tránh đứng lâu. Khi đau nên nằm nghỉ và nằm nghiêng về bên bị đau. Xoa bóp nhẹ nhàng vùng hông.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ . Có thể dùng các loại thuốc chứa acetaminophen (tuyệt đối tránh dùng các thuốc có ibuprofen hoặc aspirin) để giảm bớt tình trạng đau.
- Nếu cơn đau nặng hoặc kèm theo đau bụng, co thắt tử cung, có chảy máu, hoặc tăng tiết dịch âm đạo phải tới ngay bệnh viện vì đây có thể là một dấu hiệu của việc sinh non.
6. Buồn nôn
Nguyên nhân:
Trong thời gian mang thai, có 85% phụ nữ đã trải qua các mức độ buồn nôn khác nhau. Thậm chí một số bà bầu trong ngày luôn cảm thấy buồn nôn . Dân gian hay gọi hiện tượng này là ốm nghén. Nguyên nhân là do sự gia tăng các hormone đặc biệt là estrogen và progesterone
Lời khuyên:
- Mẹ bầu hãy luôn để trong túi vài chiếc kẹo gừng để ngậm hoặc trà gừng uống nóng.
- Ăn nhẹ vào bữa đêm để bụng không bị rỗng qua đêm.
- Chuẩn bị những túi nilong nhỏ, kẹo bạc hà trong túi xách khi đi ra ngoài, đề phòng cơn buồn nôn đột ngột xuất hiện.
- Đừng ngại ngần chia sẻ với đồng nghiệp khi bạn có cảm giác buồn nôn và không thể tiếp tục công việc. Mọi người sẽ tạo điều kiện để bà bầu được nghỉ ngơi khi đó.
Trà gừng có khả năng giảm buồn nôn cho mẹ bầu rất công hiệu. (Ảnh minh họa)
- Sau tuần mang thai thứ 12 hoặc 14 ( sau 3 tháng đầu), mẹ bầu sẽ giảm dần hiện tượng này. Ngược lại, nếu việc nôn, ói khiến các mẹ mệt mỏi, không ăn uống được gì dẫn tới việc cơ thể mất nước và thiếu dinh dưỡng thì nên nhờ sự tư vấn của thầy thuốc.
- Mẹ bầu có thể được phép sử dụng vitamin B6 hoặc các loại thuốc chứa liều lượng sắt thấp để làm giảm buồn nôn.
7. Tiểu són
Nguyên nhân:
Hiện tượng này xảy ra là do vùng cơ đáy xương chậu bị căng ra trong suốt thời gian mang bầu. Nó phải nâng đỡ bụng bầu và trọng lượng mỗi ngày một to của thai nhi. Các cơ xương đáy chậu thay đổi khi xuất hiện một áp lực tác động lên bụng bầu, như khi bạn ho hoặc cúi xuống, làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu. Kết quả, vài giọt nước tiểu sẽ bị thoát ra ngoài một cách không thể kiểm soát.
Són tiểu có thể xuất hiện vào bất kỳ khoảng thời gian nào nhưng thường tập trung vào giai đoạn cuối của thai kỳ.
Bước sang tháng thứ 6, trọng lượng của thai nhi gây sức ép lên bàng quang. Đôi khi mẹ bầu thấy ngượng ngùng vì mình tiểu són ra quần mà không thể kiểm soát mỗi khi hắt hơi hoặc cười to.
Lời khuyên:
- Tích cực tập bài tập Kegel sẽ giúp cải thiện các cơ xương chậu.
- Hạn chế uống quá nhiều nước khi đến chỗ đông người.
- Mang theo băng vệ sinh và thay thường xuyên.
- Nếu tình trạng nặng hơn hoặc bạn bị đau hay rát khi đi tiểu, đi khám bác sĩ để loại trừ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
8. Giảm ham muốn tình dục
Nguyên nhân:
- Có rất nhiều vấn đề quan trọng để bạn quan tâm hơn là nghĩ đến tình dục trong giai đoạn này. Đa số mẹ bầu mang thai lần đầu đều thấy lo lắng chuyện quan hệ có thể làm ảnh hưởng đến em bé.
- Ngoài ra, nhiều chị em rất mệt mỏi vì ốm nghén trong giai đoạn đầu của thai kì cũng dẫn tới việc giảm ham muốn.
Lời khuyên:
Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường khi người phụ nữ mang thai. Bạn nên tâm sự cùng chồng để anh ấy hiểu những lo lắng và cả sự thiếu tự tin của bạn để cải thiện tình trạng này.
Việc quan hệ tình dục khi mang thai nếu được thực hiện đúng cách sẽ không gây nguy hiểm cho em bé vì thai nhi nằm trong tử cung và được bao quanh bởi màng ối nên rất an toàn.
Việc giảm ham muốn tình dục có thể ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng bạn. Nhưng đây chỉ là tình trạng tạm thời và hai người vẫn có thể như hôn, âu yếm, vuốt ve nhau hoặc cùng đi nghỉ cuối tuần ở đâu đó để thay đổi không khí.
9. Tăng ham muốn tình dục
Nguyên nhân:
- Việc tăng lưu lượng máu đến các vùng kích thích trên cơ thể (lượng máu tăng 40-50% trong thời kỳ mang thai), có thể khiến người phụ nữ có nhiều ham muốn về tình dục hơn lúc nào khác.
- Đây là một cơ hội tuyệt vời để các chị em tận hưởng chuyện ân ái mà không cần lo lắng về chuyện mang thai hay không mang thai.
Hãy tận hưởng chuyện ân ái mà không phải lo lắng về chuyện phòng tránh thai lúc này.
(Ảnh minh họa)
Lời khuyên:
Nếu không có những chỉ định đặc biệt từ bác sĩ sản phụ khoa thì chuyện này là hoàn toàn bình thường. Không có gì mà bạn phải xấu hổ.
Nếu thai phụ gặp các biến chứng như nhau tiền đạo, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo thì không nên quan hệ tình dục vì điều này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
10. Mụn trứng cá
Nguyên nhân : những thay đổi nội tiết ở thai phụ làm gia tăng sự hoạt động của các bã nhờn gây nên hiện tượng mụn.
Lời khuyên:
Không nên tự ý sử dụng các thuốc trị mụn, đặc biệt là thuốc có thành phần axit salicylic hoặc benzoyl peroxide trong thời kỳ mang thai. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc phù hợp với phụ nữ mang thai.
Sử dụng sữa rửa mặt có độ tấy rửa nhẹ. Mẹ bầu nên đặp mặt nạ tuần/lần để làm se khít lỗ chân lông.
Mẹ bầu nên đắp mặt nạ tuần/lần để làm se khít lỗ chân lông. (Ảnh minh họa)
Sau khi sinh hiện tượng này sẽ biến mất hoặc khi hormone nội tiết được cân bằng trở lại Nếu bạn thấy mất tự tin trong giao tiếp có thể dùng kem che khuyết điểm có thành phần tự nhiên khi trang điểm .
11. Những giấc mơ kì quặc về thai nhi
Nguyên nhân:
Việc có những giấc mơ kì quặc liên quan tới em bé trong bụng bạn là điều bình thường. Điều đó cho thấy bạn đang lo lắng về việc làm mẹ trong tương lại. Những lo âu kết hợp với sự mệt mỏi trong suốt thai kỳ khiến mẹ bầu có tâm trạng bồn chồn và những giấc mơ kỳ lạ.
Lời khuyên:
Nếu những hình ảnh, câu chuyện xảy ra trong giấc mơ đang làm bạn băn khoăn và lo lắng? Các mẹ nhớ rằng những gì xảy ra trong giấc ngủ không phải là một sự phản ánh tương lai về em bé.
Mẹ bầu nên chia sẻ với người thân và bạn bè về cảm xúc của mình lúc này để giải tỏa căng thẳng.
Ngoài ra, nếu những giấc mơ xuất hiện thường xuyên khiến mẹ bầu bị gián đoạn giấc ngủ hay tâm trạng lo âu quá mức thì bạn nên trò chuyện cùng chuyên gia tâm lý cũng như bác sĩ sản khoa của bạn để giải quyết vấn đề.
12. Mơ đến bạn trai cũ
Nguyên nhân:
Bạn cảm thấy xấu hổ và day dứt vì đêm qua mơ thấy mình đang hẹn hò cùng người yêu cũ. Bạn không phải là bà bầu duy nhất rơi vào tinh huống này.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng những giấc mơ liên quan đến tình dục khá phổ biến khi người phụ nữ mang thai. Thậm chí một số phụ nữ còn đạt cực khoái trong khi ngủ.
Những giấc mơ liên quan đến tình dục thường xuất hiện trong thai kì của mẹ bầu. (Ảnh minh họa)
Thời giai mang thai là một trải nghiệm rất quan trọng trong cuộc sống của một người phụ nữ. Những giấc mơ này cho thấy mẹ bầu vui vẻ, háo hức chờ đón ngày ra đời của con yêu.
Đồng thời, các dòng máu tăng cường chảy qua tĩnh mạch khiến cơ thể người phụ nữ có nhiều kích thích tình dục cũng như những trải nghiệm tình dục trong giấc mơ nhiều hơn.
Mẹ bầu không cần phải cảm thấy tội lỗi vì những giấc mơ không có cơ sở trong thực tế. Quan trọng hơn là bạn đâu còn yêu người bạn trai cũ đó.
13. Bệnh trĩ
Nguyên nhân:
Các mạch máu xung quanh hậu môn bị giãn. Mẹ bầu thấy ngứa hậu môn, đại tiện ra máu hoặc sa búi trĩ. Đây chính là những dấu hiệu thường thấy của bệnh trĩ.
Nhiều phụ nữ khi mang thai bị bệnh trĩ. Nguyên nhân do trọng lượng của thai nhi chèn ép lên các tĩnh mạch ở háng. Hoặc khi bản thân người mẹ trước khi mang bầu đã bị bênh táo bón kinh niên nhưng không được điều trị dứt điểm.
Lời khuyên:
Mẹ bầu nên bổ sung đa dạng nhiều thực phẩm giàu chất xơ để đề phòng tình trạng táo bón.
Nếu đã bị bênh trĩ, mẹ bầu cần chú ý giữ vệ sinh hậu môn. Sử dụng đệm mềm để ngồi và tích cực điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh trĩ không gây nguy hiểm cho thai phụ và em bé nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Khi phát hiện thấy đại tiện ra máu cần nhanh chóng thăm khám để đề phòng khả năng rất nhỏ bệnh ung thư ruột kết.
14. Ra nhiều khí hư
Nguyên nhân: Nồng độ estrogen tăng, đặc biệt là trong 3 tháng cuối là nguyên nhân gây ra nhiều khí hư ở mẹ bầu.
Lời khuyên:
Các chị em nên quần lót có chất liệu bông mềm, khô thoáng và thay quần lót thường xuyên. Khi ra ngoài, mẹ bầu có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày, nhưng không nên lạm dụng và dùng trong thời gian dài.
Không nên sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để rửa vùng kín. (Ảnh minh họa)
Nếu khí hư ra nhiều kèm theo có mùi hôi, màu đậm, mẹ bầu nên đi khám chuyên phụ khoa để chắc chắn mình không bị nhiễm nấm, viêm âm đạo hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu mẹ bầu bị các bệnh này cũng đừng hoảng sợ nếu vì bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh phù hợp để điều trị dứt điểm.
15. Tiết sữa non
Nguyên nhân:
Việc tiết sữa non cho thấy tuyến sữa của bạn đã sẵn sàng để dành cho bé yêu những giọt sữa đầu tiên. Nồng độ hormone prolactin tăng lên, nhất là trong giai đoạn cuối thai kì có thể kích thích tuyến vú tiết ra sữa non.
Ngoài ra, những công việc hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh vùng ngực hoặc quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng tiết sữa non.
Lời khuyên:
Mẹ bầu nên để sẵn một vài tấm lót sữa trong túi để sử dụng khi cần thiết. Nên thay áo lót thường xuyên, tránh ẩm ướt vùng ngực có thể gây mẩn ngứa.
16. Suy tĩnh mạch âm đạo
Nguyên nhân:
Suy tĩnh mạch tĩnh mạch âm hộ, thường được gọi là giãn tĩnh mạch âm đạo hay giãn tĩnh mạch trên môi âm hộ.
Nguyên nhân do sự chèn ép của tử cung đến các tĩnh mạch trong âm đạo của. Nếu mẹ bầu xuất hiện tình trạng này khi mang thai lần đầu thì trong lần mang thai kế tiếp cũng sẽ có nguy cơ tái diễn.
Lời khuyên:
Mặc dù những vết rạn có thể lớn nhưng nó không gây chảy máu và chúng se co lại sau khi sinh nở.
17. Rốn "lồi"
Nguyên nhân:
Khi thai nhi phát triển, vòng bụng của thai phụ sẽ lớn dần lên điều đó kéo theo việc rốn của các mẹ nhô lên và lồi ra bằng với mặt bụng. Mẹ bầu thấy lúng túng không biết giấu nó như thế nào. Các mẹ không có gì phải lo lắng vì em bé của bạn đang phát triển bình thường.
Lời khuyên:
Khi mẹ bầu thấy ngứa rốn có thể vì chúng bị cọ xát với quần áo thì nên xoa nhẹ hoặc bôi 1 chút kem làm mềm da. Luôn vệ sinh rốn sạch sẽ. Sau khi sinh, rốn của bạn sẽ trở lại bình thường nên không có gì phải lo lắng.
Trong trường hợp rốn lồi có các dấu hiệu bất thường khác, mẹ bầu cần kiểm tra để tránh trường hợp thoát vị rốn có thể xảy ra.
Mẹ bầu đừng ngại ngần vì rốn Chaien của mình, sau khi sinh mọi chuyện sẽ lại bình thường thôi mà. (Ảnh minh họa)
18. Vỡ nước ối
Nguyên nhân:
Đây là dấu hiệu thể hiện việc bạn sắp sinh nở. Tuy nhiên, hầu hết mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện các cơn đau co thắt trước khi vỡ nước ối. Có 20% phụ nữ bị vỡ ối trước khi tới bệnh viện.
Lời khuyên:
- Nước ối không màu, không mùi. Khi xuất hiện hiện tượng này, mẹ bầu nên bình tĩnh, có thể sử dụng bỉm cho bà bầu và nhanh chóng đến bệnh viện.
19. Chăm sóc vùng bikini
Nguyên nhân:
Mẹ bầu thấy ngượng ngùng vì vùng kín của mình sẽ các y bác sĩ khi nhìn thấy. Một số người còn băn khoăn, không biết có nên "cạo sạch" vùng bikini hay không?
Lời khuyên:
- Các nữ hộ sinh đang phải tập trung vào việc đỡ đẻ an toàn cho bạn. Đây là công việc họ phải tiếp xúc thường ngày nên không có gì bạn phải xấu hổ.
- Mẹ bầu có thể "cắt tỉa" vùng kín trông gọn gàng hơn trước ngày sinh nở để thấy thoái mái, tự tin hơn. Một số ý kiến cũng cho rằng, việc cạo, tẩy lông xung quanh vùng bikini có thể làm xuất hiện vi khuẩn hoặc gây đau trên vùng da được cạo sau một vài ngày nên các mẹ hãy cân nhắc nhé!.
20. Chồng muốn vượt cạn cùng vợ
Nguyên nhân:
Những giây phút chào đón con yêu ra đời có ý nghĩa vô cùng với cả hai vợ chồng bạn. Một số bà mẹ rất muốn trong thời điểm vượt cạn có sự tiếp sức của ông xã bên cạnh. Một số khác thì lại xấu hổ, thậm chí lo lắng khi chồng muốn vào phòng sinh cùng vợ. Vì sự thật là trong quá trình sinh nở, hình ảnh vùng kín của người vợ bị các bác sĩ can thiệp, máu, những tiếng la hét có thể gây ám ảnh cho người chồng sau này.
Lời khuyên:
Mẹ bầu nên chia sẻ cùng chồng những suy nghĩ và lo lắng của bạn để anh ấy hiểu nên làm như thế nào là tốt nhất cho cả hai mẹ con bạn.
Người chồng có thể nắm tay vợ trong lúc cô ấy đang rặn đẻ và không trực tiếp nhìn thấy các thao tác bác sĩ đỡ đẻ cho sản phụ ở phần dưới.
Sự có mặt của người chồng trong phòng sinh đôi khi làm sản phụ thấy ngượng ngùng. (Ảnh minh họa)
21. Rặn ra phân
Nhiều mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết trong lúc sinh liệu mình có rặn cả ra phân hay không? Thực tế, trước khi lên bàn sinh, các bác sĩ sẽ thụt hậu môn cho thai phụ cho sạch sẽ.
Tuy nhiên, nếu chị em vẫn rặn ra chút phân thì có thể lý giải do đầu em bé chuẩn bị chui ra. Lúc này trực tràng của bạn sẽ bị san phẳng và mọi thứ có trong đó có sẽ bị tống ra ngoài, nên nếu có rặn ra chút phân lúc này, các mẹ cũng không có gì phải xấu hổ vì các nữ hộ sinh sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Công ty thám tử Hà Nội chuyên cung cấp các dịch vụ thám tử Uy tín, Bảo mật, Chuyên nghiệp – Bạn hãy cùng các Thám tử tư tài ba của Văn phòng thám tử Hà Nội cùng khám phá thực hư các thông tin HOT và hấp dẫn nhất trong ngày nhé.
=>>> Xem thêm thông tin HOT tại :
Dich vu tham tu Thanh Dat - thamtuthanhdat.vn
Tổ chức sự kiện Thành Đạt - topevent.vn
Cung cấp lái xe chuyên nghiệp - laixevip.com
Cung cấp dịch vụ Vệ sinh công nghiệp - vesinhsach.net
Nguồn: www.eva.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét