Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Nữ dũng sỹ diệt Mỹ của ngành GTVT | Dich vu tham tu Thanh Dat - Uy tín, Chuyên nghiệp, Bảo mật, www.thamtuthanhdat.vn

 Chúng tôi đến thăm bà Nguyễn Thị Bích Liên - nữ dũng sỹ diệt Mỹ của ngành GTVT vào một ngày cuối năm. Trong căn hộ nhỏ trên gác 2 của khu tập thể số 8, phố Trịnh Hoài Đức (Đống Đa, Hà Nội), bà say sưa tập văn nghệ cùng các thành viên Đoàn nghệ thuật cựu TNXP chuẩn bị cho chương trình mừng năm mới. 

  

“Ơi cô gái Trường Sơn, bao đêm em đi mở đường. Cho từng chuyến xe anh qua, vang giọng hát em ngân xa...”, tiếng hát vẫn hào sảng ngân vang bên những khung cửa đã ngả màu thời gian. Năm xưa, những chiến sỹ TNXP ấy đã hát suốt một thời sôi nổi trên con đường Trường Sơn huyền thoại. Và khi ở cái tuổi thất thập, họ vẫn hát khúc ca về những mùa xuân cuộc đời.

 Trốn nhà đi TNXP 

Tháng 12/1965, nữ TNXP 17 tuổi Nguyễn Thị Bích Liên được phân về C893, Đ89 TNXP Thái Bình, làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông đường sắt phía Nam, đoạn từ Phủ Lý tới ga cầu Yên (tỉnh Ninh Bình). Thời điểm này, những khu vực trọng yếu trên tuyến đường sắt Bắc - Nam như ga Gôi, ga Cát Đằng, ga Nam Định, cầu A Hai... bị Mỹ bắn phá ác liệt hòng làm tê liệt con đường chi viện cho tiền tuyến của ta. Với tinh thần “3 sẵn sàng” của người chiến sỹ TNXP, bà Liên cùng đồng đội bảo đảm tuyến đường sắt luôn thông suốt, an toàn cho những chuyến hàng vào Nam.

Bà Liên (ngoài cùng bên phải) cùng với những người TNXP năm xưa
tập luyện văn nghệ.

Trận ném bom khốc liệt của kẻ thù vào núi Cánh Diều ở thị xã Ninh Bình năm xưa đã khắc sâu vào tâm trí của bà. Bom trút như lá rơi, đất đá cày xới tung tóe, cảnh hoang tàn, đổ nát trải ra trước mắt. Đau đớn nhìn đồng bào, đồng chí của mình chết thảm, lòng căm thù giặc Mỹ đã khiến bà xúc động viết lên những vần thơ: “Cầu A Hai, cầu Yên nơi trọng điểm/Núi Cánh Diều ta thường gọi Cồn Cỏ thứ hai...”. Biến đau thương thành hành động, bà cùng đồng đội quyết tâm làm tốt 3 nhiệm vụ của TNXP là “Sản xuất, Học tập và Chiến đấu”. Tuy lúc đó chỉ nặng 35kg nhưng bà Liên luôn xông pha, không ngần ngại bất cứ việc gì. Khi có máy bay bắn phá thì bà là người tiếp đạn cho bộ đội đánh trả; khi bom phá hỏng cầu, đường thì vận chuyển đất đá, san lấp hố bom để giao thông thông suốt. Trong những giờ nghỉ ngơi, sinh hoạt tập thể, bà Liên lại trở thành một hạt nhân văn nghệ của đơn vị. Được bầu làm đội trưởng đội văn nghệ C893, Đ89, bà tự sáng tác bài hát, làm thơ và hát cho bộ đội hàng ngày.

Những ngày tháng gian khổ năm ấy, số người học hết lớp 7 chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phong trào dạy học “cơm chấm cơm” trong Đ89 được mọi người hưởng ứng tích cực. Người biết chữ kèm cặp, dạy văn hóa cho người chưa từng được đi học. Đã học hết lớp 7 nên bà Liên là người duy trì và phát triển mạnh mẽ phong trào kiểu “bình dân học vụ” này. Ngày làm văn công, đảm bảo giao thông, tối làm cô giáo đứng lớp, người con gái quê miền Tiền Hải, Thái Bình như con thoi miệt mài làm việc với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ. Chỉ trong vòng một năm, Đ89 của bà Liên đã “đuổi” được nạn mù chữ, đó là một trong số chiến công mà người nữ TNXP nhớ mãi không quên.

Trong dòng hồi tưởng của bà, đôi lúc nước mắt cứ chan chứa trên khóe mi đã nhăn nếp thời gian, giọng như nghẹn lại. Bà kể về ngày đầu tiên trốn mẹ lên đường làm nghĩa vụ. Ngày ấy, anh trai đi chiến đấu, chị gái đi TNXP nên bà Liên phải ở nhà chăm nom 4 người em giúp bố mẹ. Nhiều đêm thấy mẹ khóc thầm vì sợ những đứa con của mình hy sinh vì bom đạn quân thù, bà Liên lại suy nghĩ về ý định tiếp bước chị gái làm TNXP. Cuối cùng, bà quyết định giấu nhà làm đơn tình nguyện lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc. Trong đợt khám tuyển, một cô gái dáng nhỏ như “nắm cơm chiêm”, chỉ nặng 35kg phải đứng kiễng chân lên cho bằng bạn, rồi giấu 2 hòn đá vào người cho nặng để đủ tiêu chuẩn. “Hôm lên xe đi TNXP, tôi nhờ người thông báo tới gia đình giúp chuyện này nên không có ai đưa tiễn. Ngồi trên xe phủ đầy lá ngụy trang, nhìn quê hương xa dần, tôi cứ thế bật khóc vì thương mẹ cha và các em nhỏ ở nhà”, bà Liên xúc động.

Tích cực học tập, sản xuất và chiến đấu, yêu thương, đùm bọc đồng chí, bà Liên là cánh chim đầu đàn của Đ89. Bà vinh dự đạt danh hiệu Dũng sỹ diệt Mỹ 3 cấp ở lĩnh vực GTVT. Ngày 19/5/1968, bà đại diện cho Đ89, TNXP tỉnh Thái Bình về Hà Nội dự Đại hội Dũng sỹ diệt Mỹ toàn miền Bắc tổ chức tại Trường Nguyễn Ái Quốc.

Tiết kiệm từng đồng tiền, bà Liên mong muốn được giúp đỡ nhiều hơn nữa những người kém may mắn trong xã hội.

 “Mẹ tưởng mày đã chết rồi!” 

Tháng 7/1968, nữ dũng sỹ diệt Mỹ Nguyễn Thị Bích Liên cùng đồng đội di chuyển vào Trường Sơn tiếp tục nhiệm vụ. Chốt giữ trọng điểm 448 trên đường 15A Quảng Bình, rồi bám trụ tại các điểm xung yếu như Cổng Trời, Km39 anh hùng... bà Liên không còn nhớ nổi bao lần cận kề cái chết vì mưa bom bão đạn trút xuống mỗi ngày. Là cán bộ thi đua văn hóa quần chúng của Đ89 nên bà Liên phải đi khắp các tuyến đường để kiểm tra nơi ăn chốn ở của các tổ, nhóm chốt đường. Có những đơn vị ở trong rừng sâu, hang đá suốt thời gian dài nên một mình bà phải lặn lội băng rừng, lội suối vào thăm. Bà Liên quặn lòng đau xót khi phải chứng kiến đồng đội da xanh bủng, đầu rụng tóc vì bệnh sốt rét hoành hành, rồi kẻ thù ném bom, rải chất độc da cam khiến nhiều người hy sinh...

Từng ấy năm đi TNXP, gia đình bà không biết đứa con trốn nhà ra mặt trận sống chết ra sao. Đùng một cái, mẹ bà khóc ròng mấy ngày vì nghe hung tin “nữ TNXP Nguyễn Thị Bích Liên, quê Tiền Hải, Thái Bình hy sinh trong lúc đảm bảo giao thông tại một cung đường huyết mạch của tỉnh Quảng Bình”. Rồi cả nhà bà bán tín bán nghi khi bỗng dưng nhận được thư của bà Liên, đó là khi bà được ra Hà Nội tập huấn 1 tháng vào năm 1970. Ngay sau đó, mẹ và em gái bà mang theo gà, gạo tức tốc đi bộ cả trăm cây số lên Hà Nội mất 2 ngày 1 đêm xem bà Liên còn sống thật không. Dụi mắt nhìn con gái từ xa, mẹ con bà Liên ôm chầm lấy nhau khóc nức nở. Những giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài gặp lại con sau bao tháng ngày xa cách, mẹ bà mếu máo “mẹ tưởng mày đã chết rồi! Nhà lập bàn thờ và đã 2 lần cúng giỗ mày rồi”. Hóa ra, người bạn cùng quê, cũng tên là Nguyễn Thị Bích Liên hy sinh nên gia đình lầm tưởng cô con gái giỏi giang đã mất.

Hết đợt tập huấn, bà lại trở về mặt trận Quảng Bình để “chia lửa” với đồng đội. Đoàn văn công nơi bà tham gia đã sáp nhập với đoàn văn công của Bộ GTVT thành Đoàn văn công Tiếng hát át tiếng bom. Suốt 7 năm đi TNXP, bà Liên đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc. Năm 1972, bà Liên chuyển công tác về phục vụ tại Văn phòng Phủ Thủ tướng cho tới năm 1992 thì về hưu.

Mặc dù đã ngoài 60 tuổi nhưng bà vẫn không ngừng nghỉ trong các hoạt động vì cộng đồng. Không chỉ đi đầu trong phong trào chữ thập đỏ, nhân đạo từ thiện mà bà Liên còn tham gia các đội văn nghệ của Hội cựu TNXP Việt Nam. Với những nỗ lực, cống hiến không mệt mỏi, bà đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, ngành Trung ương và Hà Nội. Cho chúng tôi xem 5 con lợn tiết kiệm “ăn no nê”, bà chia sẻ: “Mình sống sót cho đến hôm nay cũng là nhờ đồng bào, đồng chí nên phải làm nhiều việc thiện cho tới khi ngừng thở để đền ơn những người đã khuất”.

 Ngọc Khánh 


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Công ty thám tử tư số 1 chuyên tư vấn  các dịch vụ thám tử tư  Uy tín, Bảo mật, Chuyên nghiệp  – Bạn hãy cùng các Thám tử tài ba của Văn phòng thám tử tư số 1  tìm hiểu thực hư các nguồn tin HOT và hấp dẫn nhất trong ngày nhé.

=>>> Xem thêm thông tin HOT tại : 

Thám tử  - thamtuthanhdat.vn

Dich vu tham tu Thanh Dat

Tổ chức sự kiện Thành Đạt  - topevent.vn

Cung cấp lái xe chuyên nghiệp - laixevip.com

Cung cấp dich vụ Vệ sinh công nghiệp - vesinhsach.net

Các từ khóa :

thám tử,thamtu,thám tử tư hà nội, thám tử tư, tham tu, tham tu tu, tham tu tu Ha Noi

dich vu tham tu, dich vu tham tu tu, dịch vụ thám tử tư hà nội, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu tu Ha Noi, dịch vụ thám tử tư

cong ty tham tu, công ty thám tử, cong ty tham tu Ha Noi, công ty thám tử Hà Nội, cong ty tham tu tu, công ty thám tử tư

------------------------------------------------------------------------------------

Nguồn: giaothongvantai.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét