Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Xử lý nợ xấu: Cần một giải pháp tổng thể và lâu dài | Dich vu tham tu Thanh Dat - Uy tín, Chuyên nghiệp, Bảo mật, www.thamtuthanhdat.vn

 Nhìn vào con số nợ xấu ngân hàng, nhiều người không khỏi giật mình trước sự gia tăng với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, sỡ dĩ có sự tăng nhanh nợ xấu trong năm 2012 là hệ quả phát sinh và tích tụ từ một số năm trước và do nhiều nguyên nhân khác nhau. 

Ảnh minh họa. (Nguồn: Trần Việt/TTXVN)


Và, để giải quyết "cục nợ xấu," cần phải có một giải pháp tổng thể và lâu dài.
 Tại sao nợ xấu "dềnh" nhanh? 
Theo cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, dư nợ xấu tín dụng theo báo cáo của hệ thống tổ chức tín dụng hạch toán nội bảng (chưa bao gồm dư nợ xấu mua trái phiếu, ủy thác cấp tín dụng và mua trái phiếu) đến ngày 30/9/2012, chiếm 4,93% so với tổng dư nợ tín dụng (năm 2008: 2,17%; 2009: 2,03%; 2010: 2,19% và 2011: 3,07%), tăng 64,4% so với cuối năm 2011, tốc độ tăng cao nhất kể từ năm 2009 trở lại đây.
Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng (bao gồm cả nợ xấu đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp, cấp tín dụng hiện đang hạch toán nội bảng) chiếm 7,43%.
Ngân hàng Nhà nước nhận định, sỡ dĩ có sự tăng nhanh nợ xấu trong năm 2012 là hệ quả phát sinh và tích tụ từ một số năm trước và do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Cơ quan này lý giải, chính điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế không ổn định do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới kéo dài, đặc biệt là khu vực châu Âu đã tác động đến hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế của Việt Nam. Mặt khác, các giải pháp kích thích kinh tế, nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng đã tạo điều kiện cho tín dụng ngân hàng tăng trưởng nhanh, bình quân 30,6%/năm.
Từ đầu năm 2011 đến nay, Chính phủ tập trung thực thi đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, vì vậy, chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác được điều hành theo hướng chặt chẽ, linh hoạt. Kết quả là tăng trưởng kinh tế năm 2011 chỉ đạt 5,89%, thấp hơn so với mức tăng trưởng kinh tế 6,78% năm 2010; trong 9 tháng đầu năm 2012, tăng trưởng kinh tế ước đạt 4,73% so với cùng kỳ năm 2011 (cùng kỳ năm 2011 tăng 5,57% so với cùng kỳ năm 2010). Chính điều này dẫn tới nợ xấu bắt đầu lộ diện rõ hơn, khi tăng trưởng tín dụng chậm dần và giảm liên tục trong nhiều tháng đầu năm 2012.
Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản Việt Nam sụt giảm mạnh và trì trệ kéo dài đã làm giảm giá trị tài sản bảo đảm bằng chứng khoán và bất động sản. Nợ đọng trong xây dựng cơ bản lớn dẫn đến nhiều công trình thi công dở dang, kéo dài, hiệu quả đầu tư thấp, chủ đầu tư không có nguồn vốn để thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện góp phần làm cho nợ xấu tăng lên. Sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa khó khăn và hàng tồn kho tăng cao làm ứ đọng vốn trong sản xuất, doanh nghiệp không có đủ nguồn thu để trả nợ ngân hàng.
Trong khi đó, năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng trong nước còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng và mức độ rủi ro. Tình trạng vi phạm quy định pháp luật về hoạt động cấp tín dụng và an toàn hoạt động ngân hàng dẫn đến nợ xấu lớn ở nhiều tổ chức tín dụng. Một bộ phận cán bộ, nhân viên yếu kém về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, hoặc thông đồng với khách hàng gây tổn thất cho tổ chức tín dụng.
Bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát còn hạn chế. Trong 5 năm (2007-2011), hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng từ trung ương đến địa phương mặc dù đã tiến hành 6.151 cuộc thanh tra, nhưng việc đánh giá chất lượng tín dụng và khả năng phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các rủi ro, vi phạm trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra, giám sát của các bộ, ngành và địa phương chưa đạt hiệu quả. Các sai phạm trong công tác quy hoạch; việc đầu tư tràn lan, kém hiệu quả trong nhiều ngành, lĩnh vực; việc đầu tư của doanh nghiệp nhà nước ra những lĩnh vực ngoài ngành nghề kinh doanh chính trong thời gian qua không được thanh tra, giám sát phát hiện kịp thời, hoặc có phát hiện những chế tài xử lý chưa đủ mạnh, không đủ sức răn đe...
Đặc biệt, trong những năm qua, mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng còn có thời điểm chưa nhất quán, thiên về hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nên tín dụng đã tăng cao trong nhiều năm trong khi năng lực thanh tra giám sát chưa đáp ứng được nhu cầu dẫn đến rủi ro tiềm ẩn và trở thành nợ xấu khi điều kiện kinh tế không thuận lợi.
Việc xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ phức tạp, kéo dài nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trong việc xử lý nợ xấu và bảo đảm nghĩa vụ của bên vay được thực hiện đầy đủ đối với bên cho vay. 
Tăng dự trữ rủi ro để  
 xử lý "cục nợ"  
Cho đến nay, tuy vấn đề xử lý nợ xấu chưa được triển khai trên quy mô quốc gia, nhưng để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại, bảo đảm an toàn hệ thống, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại danh mục cho vay đồng thời với tăng tỷ lệ dự trữ rủi ro để chủ động xử lý nợ xấu.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ nếu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Giải pháp này góp phần giảm sự gia tăng nợ xấu, phát sinh mới trên 30.000 tỷ đồng.
Mặt khác, Ngân hàng trung ương cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện tích cực phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu thông qua sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ, xử lý tài sản bảo đảm. "Nếu tổ chức tín dụng chưa trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật thì chưa được chia cổ tức, lợi nhuận của năm 2012 và không được tăng tiền lương, tiền thưởng, thù lao cho cán bộ," một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.
Đến cuối tháng 9/2012, tổng số dự phòng rủi ro tín dụng (dự phòng cụ thể và dự phòng chung) đã được các tổ chức tín dụng trích lập để sử dụng là 72.350 tỷ đồng đồng thời cũng đã sử dụng dự phòng xử lý, hạch toán ra ngoài bảng được 11.568 tỷ đồng nợ xấu.
Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng đã chủ động thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ để hỗ trợ khách hàng. Đến ngày 30/9/2012, đã có 252.159 tỷ đồng dư nợ tín dụng của 122/128 tổ chức tín dụng được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ. Giải pháp này đã giúp giảm bớt áp lực trả nợ, lãi phạt và tăng khả năng tiếp cận vay vốn ngân hàng đối với khách hàng vay.
Song song đó, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chủ động, linh hoạt chính sách tiền tệ và lượng tiền cung ứng phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời bảo đảm an toàn thanh khoản của hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng hợp lý.
Trong 9 tháng năm 2012, mặc dù gặp nhiều khó khăn song các tổ chức tín dụng vẫn bảo đảm không giảm dư nợ tín dụng cho nền kinh tế (vẫn tăng hơn 71 ngàn tỷ đồng). Khối lượng dư nợ tín dụng đến cuối tháng 9/2012 hơn 2,91 triệu tỷ đồng (bao gồm dư nợ mua trái phiếu và dư nợ ủy thác) thực sự là điều kiện không thể thiếu giúp cho doanh nghiệp, nền kinh tế vận hành và tiếp tục tăng trưởng, từ đó góp phần hạn chế sự gia tăng của nợ xấu nhờ bảo đảm nguồn tài chính cho doanh nghiệp.
 
Cần giải pháp tổng thể và lâu dài 


Mặc dù đã "sờ" được vào "cục nợ xấu," nhưng bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, để giải quyết vấn đề này một cách triệt để, cần phải có một giải pháp tổng thể và lâu dài.
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh chưa có nhiều dấu hiệu phục hồi, tổng cầu của nền kinh tế yếu, hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa khó khăn, số lượng các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng, hàng tồn kho lớn, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút dẫn đến doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng... thì việc đưa ra các giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp, khơi thông nguồn vốn để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cũng là rất quan trọng.

Bên cạnh đó, tổng nợ xấu được bảo đảm bằng bất động sản và bất động sản hình thành trong tương lai chiếm 56,02% tổng nợ xấu. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng kéo dài, giá bất động sản giảm mạnh và các khó khăn, phức tạp trong thủ tục pháp lý liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm gây khó khăn cho tổ chức tín dụng trong việc xử lý tài sản bảo đảm và thu nợ. Vì vậy, chính phủ cần có giải pháp "phá băng" thị trường bất động sản, giảm bớt áp lực cho cả cho doanh nghiệp và ngân hàng.

Mặt khác, cũng cần có các biện pháp thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển; khuyến khích việc phát hành, mua bán trái phiếu doanh nghiệp và mua bán nợ.

Việc sắp xếp, đổi mới và cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước cũng cần phải gắn với việc xử lý nợ xấu và lành mạnh hóa tài chính của các doanh nghiệp nhà nước.
Và mới đây nhất, theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 12, chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và Đề án thành lập công ty quản lý tài sản, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét trước khi trình Bộ Chính trị.
Đối với Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước cần làm rõ phạm vi xử lý nợ xấu, nêu rõ và phân tích các phương án xử lý có tính khả thi, phù hợp với tình hình trực tế trong nước và có tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới; xác định rõ những nguyên tắc, chủ trương cần xin ý kiến; cơ chế, chính sách cần triển khai thực hiện và thẩm quyền quyết định.
Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương xây dựng Nghị định về Công ty quản lý tài sản, trình Chính phủ xem xét ban hành trong thời gian tới./.


P.V (Vietnam+)


Công ty thám tử Hà Nội chuyên cung cấp  các dịch vụ thám tử  Uy tín, Bảo mật, Chuyên nghiệp  – Bạn hãy cùng các Thám tử tư tài ba của Văn phòng thám tử  Hà Nội  cùng khám phá thực hư các thông tin HOT và hấp dẫn nhất trong ngày nhé.

=>>> Xem thêm thông tin HOT tại : 

Thám tử  - thamtuthanhdat.vn

Dich vu tham tu Thanh Dat

Tổ chức sự kiện Thành Đạt  - topevent.vn

Cung cấp lái xe chuyên nghiệp - laixevip.com

Cung cấp dich vụ Vệ sinh công nghiệp - vesinhsach.net

Các từ khóa :

thám tử,thamtu,thám tử tư hà nội, thám tử tư, tham tu, tham tu tu, tham tu tu Ha Noi

dich vu tham tu, dich vu tham tu tu, dịch vụ thám tử tư hà nội, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu tu Ha Noi, dịch vụ thám tử tư

cong ty tham tu, công ty thám tử, cong ty tham tu Ha Noi, công ty thám tử Hà Nội, cong ty tham tu tu, công ty thám tử tư

------------------------------------------------------------------------------------

Nguồn: www.vietnamplus.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét