Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Nhiều ý kiến tâm huyết góp vào Dự thảo Hiến pháp | Dich vu tham tu Thanh Dat - Uy tín, Chuyên nghiệp, Bảo mật, www.thamtuthanhdat.vn

 Ngày 1/3, Hội nghị góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tiếp tục diễn ra tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Nhiều ý kiến tâm huyết xung quanh các vấn đề cần sửa đổi đã được tập hợp, góp phần hoàn thiện dự thảo Hiến pháp ( sửa đổi). 


 Đề xuất thành lập Ủy ban hành chính 
Hội thảo đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Sở Tư pháp Hà Nội tổ chức tập trung vào nội dung chuyên đề "chính quyền địa phương" với sự tham dự của các sở, ban, ngành và các quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Đại biểu các quận, huyện Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Phúc Thọ… đều chung ý kiến cho rằng tên gọi Ủy ban Nhân dân chưa thể hiện chính xác và đầy đủ tính chất, đặc điểm của cơ quan hành chính địa phương, vì vậy, đề nghị dự thảo nên đổi Ủy ban Nhân dân thành Ủy ban hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng.
Liên quan tới khoản 2 điều 116, nhiều ý kiến cho rằng các quy định về Ủy ban Nhân dân tại dự thảo Hiến pháp đã được rút gọn quá ngắn, không làm rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Ủy ban Nhân dân các cấp trong khi đó điều 124 của Hiến pháp năm 1992 đã quy định rất rõ, không nên thay đổi.
Cũng có ý kiến cho rằng, quy định "Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương" trong dự thảo là chưa phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của Hội đồng Nhân dân hiện nay.
Trên thực tế, Hội đồng Nhân dân hiện nay đang thiếu "cây gậy" cho hoạt động của mình, không có thực quyền, nếu để Hội đồng Nhân dân đại diện cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương thì cần sửa đổi luật Hội đồng Nhân dân và sớm tăng thêm quyền cho cơ quan này...
Các ý kiến đóng góp đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tại cuộc hội thảo này sẽ được Sở Tư pháp Hà Nội tổng hợp cùng với những góp ý khác của các sở, ban, ngành và ý kiến của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố.
 Khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam 
Tại nhiều hội nghị diễn ra ở các tỉnh như Tây Ninh, Nghệ An, Đắk Lắk, Đồng Nai, An Giang..., nhiều ý kiến cụ thể tiếp tục khẳng định vai trò to lớn, lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền lực tối cao của nhân dân.
Ông Nguyễn Tuấn Phương - Trưởng phòng Tư pháp huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đề nghị ở chương Chế độ Chính trị nên thống nhất điều 1 và điều 11 của Dự thảo, vì nội dung hai điều này đều khẳng định độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Về Quyền cơ bản của công dân, nên quy định rõ ràng hơn ở Điều 21 Mọi người đều có quyền sống, đề nghị bổ sung tiếp theo "Quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói.
Khẳng định quyền con người là tối cao bởi mục tiêu của cách mạng cũng là vì con người “Mọi người đều có quyền sống, phát triển toàn diện và quyền mưu cầu hạnh phúc," các đại biểu cho rằng, bổ sung điều 21 “Mọi người có quyền sống” là đúng và cần thiết nhưng cần cụ thể hơn, rõ hơn, nếu không sẽ gây khó cho Bộ luật hình sự. Bộ luật hình sự khi ban hành sau này sẽ không thể đưa ra án tử hình, đồng thời tránh bị xuyên tạc, đồng thời, cần bổ sung thêm quyền bảo vệ nhân phẩm của cá nhân vào điều 23.
Bà Lê Thị Cẩm Hân - Chuyên viên pháp lý của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai cho rằng trong điều 21 của bản dự thảo ghi “mọi người đều có quyền sống” là còn chung chung mà cần làm rõ ở đây mọi người có quyền sống như thế nào, vì đây là điều mới so với Hiến pháp năm 1992.
Nhiều ý kiến cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã có nhiều điểm cơ bản, đi vào thực tế cuộc sống xã hội. Đặc biệt, nhiều đại biểu khá tâm đắc đối với việc sắp xếp thứ tự các chương, trong đó chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được coi trọng hơn trước.
Luật sư Chu Đức Lưu - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và pháp luật Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk cho rằng nên sửa phần 1 của Điều 2. Ông đề nghị lấy toàn bộ Điều 6 của Dự thảo chuyển sang lắp vào điều này và viết lại thành: “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước.”
 Khẳng định vị trí của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong cơ cấu quyền lực của Hệ thống chính trị 
Nhiều ý kiến cho rằng nên khẳng định Nhà nước "có trách nhiệm" thay vì "tạo điều kiện" cho các thành viên và các đoàn thể khác hoạt động như Hiến pháp đã quy định tại Điều 9. Liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phần lớn các ý kiến tập trung vào Điều 9 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp liên quan đến vị trí của Mặt trận trong hệ thống chính trị.
Một số ý kiến cho rằng nên tách thành điều khoản riêng về nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận. Đặc biệt, tại Khoản 3 Điều 9, các đại biểu đề nghị thay cụm từ “nhà nước tạo điều kiện” bằng cụm từ “nhà nước có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu” để Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động. Bên cạnh đó, quyền lực Nhà nước còn là "nền tảng" liên minh công-nông nhưng nền tảng trong quy định này còn thiếu sót, đề nghị bổ sung 2 Điều về "Nông dân và đội ngũ tri thức."
Ông Nguyễn Minh Khuyên - nguyên Trưởng ban dân Vận Tỉnh ủy An Giang góp ý tại Điều 6 về dân chủ trực tiếp, Hiến pháp không quy định vai trò của Mặt trận là thiếu sót; các đoàn thể là cơ quan đại diện trực tiếp cho nhân dân, là cơ sở của chính quyền công-nông và tất cả xã hội đều liên quan đến Mặt trận và các đoàn thể nên cần phải khẳng định vị trí của Mặt trận, các đoàn thể trong cơ cấu quyền lực của hệ thống chính trị, khẳng định Nhà nước "có trách nhiệm" thay vì "tạo điều kiện" cho các thành viên và các đoàn thể khác hoạt động như Hiến pháp đã quy định tại Điều 9.
Cũng về nội dung góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp sửa đổi, ông Nguyễn Hữu Khánh - nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang cho rằng điều mong muốn hiện nay của nhân dân là Đảng, Nhà nước phải đổi mới, bộ máy quản lý hiện cồng kềng, còn chồng chéo giữa Đảng và Nhà nước, đồng thời nâng cao quyền cho Chính phủ và các bộ phải có quyền "triệu tập," có "quyền cách chức, bổ nhiệm" cấp dưới chứ không bảo thủ "kiến nghị" hay " phê chuẩn" như Hiến pháp đã quy định và không phân biệt dân tộc "thiểu số, đa số," "ưu tiên tạo điều kiện" cho phụ nữ, nam giới... mà phải bình đẳng các thành phần trong xã hội./.

(TTXVN)


Công ty thám tử tư chuyên cung cấp  các dịch vụ thám tử  Uy tín, Bảo mật, Chuyên nghiệp  – Bạn hãy cùng các Thám tử tư tài ba của Văn phòng thám tử tư Hà Nội  khám phá thực hư các thông tin HOT và hấp dẫn nhất trong ngày nhé.

=>>> Xem thêm thông tin HOT tại : 

Dich vu tham tu Thanh Dat - thamtuthanhdat.vn

Dịch vụ thám tử Thành Đạt

Tổ chức sự kiện Thành Đạt  - topevent.vn

Cung cấp lái xe chuyên nghiệp - laixevip.com

Cung cấp dịch vụ Vệ sinh công nghiệp - vesinhsach.net

Các từ khóa :

thám tử, tham tu tu

dich vu tham tu, dịch vụ thám tử

cong ty tham tu, công ty thám tử Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét