Chuyện mà GS. Thuyết đề cập chẳng phải là chuyện gì mới lạ ở Việt Nam. Thì đấy, những quy định ngẫu hứng, "dở khóc dở cười” như kiểu Thông tư 33 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, như Nghị định 52/2012... Mới đây nhất là việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 05/1999/NĐ-CP ngày 3-2-1999 và Nghị định 170/2007/NĐ-CP ngày 19-11-2007 theo hướng bỏ thông tin họ và tên cha, mẹ trên Chứng minh nhân dân. Vậy là lại thêm một quy định trên trời phải chịu điều chỉnh. Nhưng, nhờ vậy mà dư luận đã thở phào nhẹ nhõm bởi mấy lẽ: Thứ nhất, không phải chịu cảnh trớ trêu khi lâm vào thế bị buộc thực hiện những quy định mà chính mình không muốn. Thứ hai, cảm thấy được an ủi phần nào vì lẽ… tiếng nói, sự phản biện chính sách của mình cuối cùng đã được lắng nghe. Chỉ có điều, lẽ ra nếu sự phản biện ấy được lắng nghe sớm hơn thì chắc người dân sẽ còn vui mừng hơn nữa. Nghe và hiểu đời sống để từ đó cân nhắc cho ra đời những chính sách hợp lòng dân là đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn cuộc sống. Nhưng, thôi thì… chậm còn hơn không!
Vấn đề phản biện chính sách từ lâu đã trở thành việc làm bình thường và khá quen thuộc ở chúng ta. Nhưng, cái mà người dân muốn phản biện nhất ở đây chính là rất nhiều trong số các chính sách được đưa ra, có ảnh hưởng trực tiếp, ngay lập tức tới đời sống của dân thì cần "nghe dân nói” trước khi ban hành; thay vì đưa ra một quyết định mang tính mệnh lệnh hành chính. "Dễ trăm lần không dân cũng chịu”- ấy là các cụ ta xưa nay vẫn nói về sự đồng thuận- đồng lòng để chính sách đi vào cuộc sống. Quay lại với câu chuyện bỏ ghi tên cha mẹ trên Chứng minh nhân dân, cuối cùng Thủ tướng Chính phủ đã quyết hộ tâm tư của dân. Chỉ có điều, trong nhiều trường hợp, những phản biện ấy được lắng nghe sớm hơn thì dân sẽ được nhờ nhiều hơn. Giả như cái quy định ghi tên cha mẹ trên Chứng minh nhân dân mới bị bãi bỏ cách đây vài hôm là một ví dụ. Nếu ngành chức năng cố gắng lắng nghe sớm hơn tham vấn của các chuyên gia cũng như người dân thì đâu đến nỗi tốn kém của công, của tư. Vẫn biết quy định nêu trên mới ở dạng "triển khai thí điểm” tức là chưa quyết chính thức, chưa làm đại trà… Ấy thế nhưng cũng đã có tới 35 hay 36 ngàn Chứng minh nhân dân như thế được cấp trên địa bàn Thủ đô. Một khoản tiền không nhỏ "bay” theo cái dự án thí điểm này; mà chưa hiểu mấy chục ngàn cái căn cước kiểu mới liệu có phải chịu phận yểu như cái quy định đẻ ra nó không!? Rõ là mệt với các hậu dự án thí điểm kiểu này.
Từ câu chuyện của những quyết định trên trời, được ban hành từ những đề xuất cũng trên trời mới thấy làm chính sách chưa bao giờ là chuyện đơn giản, đương nhiên nếu người ta lưu tâm nhiều đến người thụ hưởng chính sách. Đó là cách tốt để bớt đi những bức xúc không đáng có, để cho người dân tin tưởng hơn nữa vào chính sách mà các cơ quan nhà nước đưa ra. Một chuyện nên làm.
Hoàng Mai
Công ty thám tử tư hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ thám tử Uy tín, Bảo mật, Chuyên nghiệp – Bạn hãy cùng các Thám tử tư tài ba của Văn phòng thám tử Hà Nội cùng khám phá thực hư các thông tin HOT và hấp dẫn nhất trong ngày nhé.
=>>> Xem thêm thông tin HOT tại :
Dich vu tham tu Thanh Dat - thamtuthanhdat.vn
Dịch vụ thám tử Thành Đạt
Tổ chức sự kiện Thành Đạt - topevent.vn
Cung cấp lái xe chuyên nghiệp - laixevip.com
Cung cấp dịch vụ Vệ sinh công nghiệp - vesinhsach.net
Các từ khóa :
thamtu, tham tu tu
dich vu tham tu tu, dich vu tham tu tu Ha Noi
công ty thám tử, cong ty tham tu tu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét