Con người, tâm hồn đều hòa cùng đất đai
Ảnh:Hoàng Long
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối, chính sách đổi mới, thực hiện Hiến pháp 1992, nhất là những chính sách đổi mới về đất đai, đất nước ta đã thu được nhiều thành quả quan trọng. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều hệ lụy, bất cập đã nảy sinh, liên tục đòi hỏi hệ thống pháp luật phải có những chỉnh sửa, bổ sung. Và rồi, chính từ việc chỉnh sửa, bổ sung chưa sát lại phát sinh ra các bất cập mới, hệ lụy mới. Vấn đề làm sao để có được một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến đất đai, đảm bảo tính lâu dài, ổn định, đảm bảo sự công bằng, phục vụ tích cực cho công cuộc đẩy nhanh sự phát triển, công nghiêp hóa hiện đại hóa, đất nước?
Thời gian qua, các cấp, các ngành, từ trung ương đến địa phương nhất là MTTQ Việt Nam đã tích cực tổng hợp, đóng góp ý kiến xây dựng cho Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Trong khi trên các diễn đàn, hội nghị đang nóng bỏng nhiều vấn đề đặt ra thì ở chính ngoài cổng các cơ quan nhà nước, MTTQ, đoàn thể, nhất là tại các trụ sở tiếp dân vẫn lũ lượt nhiều đoàn, cá nhân đến khiếu tố, và hầu hết các khiếu tố đều liên quan đến đất đai. Có thể thấy, với người dân Việt Nam không gì quý hơn là đất đai. Đi lên từ nền văn minh lúa nước, đất nước chủ yếu sản xuất nông nghiệp, đại đa số là nông dân, đất đai đã thực sự là mồ hôi, nước mắt và máu. Con người, tâm hồn, thể xác đều hòa cùng đất đai. Người Việt Nam thực sự coi "tấc đất, tấc vàng”, mất đất là mất tất cả. Tình yêu với đất, với nước gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước. Bởi vậy nếu một tấc đất bị xâm lấn, bị chà đạp, dù ở phương diện quốc gia, địa phương hay với mỗi cá nhân đều không thể để yên. Cũng chính vì tình yêu với đất, vì danh dự, vì lẽ phải, lẽ công bằng, có những người cơm đùm, cơm nắm, hàng chục năm trời vẫn đi khiếu tố vì mấy mét vuông đất của mình bị xâm lấn. Nếu căn cơ mà tính thì giá trị của thời gian, công sức, tiền bạc bỏ ra còn nhiều gấp mấy lần số đất tranh chấp kia, chưa kể giá trị, công sức của các cơ quan nhà nước bỏ ra xem xét, giải quyết. Cũng chính vì đất mà những người nông dân trong vụ việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã dám hy sinh sinh mạng, bỏ bao tiền của, mồ hôi, công sức và rồi đã liều mạng, dù biết là vi phạm pháp luật để bảo vệ thành quả của mình. Dư âm của phiên tòa xét xử những người nông dân kia chưa dứt, khi hỏi vì sao để đến nỗi phạm tội, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý rất thành thật trả lời: Nếu bị thu hồi đầm, thu hồi đất là mất tất cả. Chỉ những người nông dân bao đời thực sự gắn với đất mới thấu hiểu nỗi đau, nỗi xót xa khi phải rời bỏ mảnh đất của mình. Đất bị thu hồi, dù đồng tiền đền bù thế nào, dù những người nào đó, hả hê xây nhà biệt thự như ở một số làng ở ngoại thành Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, hay tậu xe, ăn chơi như tại một ngôi làng ở Tây Nguyên nhưng hậu quả rồi sẽ nhãn tiền khi vướng vào cảnh thất nghiệp, không kế sinh nhai.
Làm thế nào để người nông dân yên tâm sản xuất trên mảnh đất của mình. Ước mơ ngàn đời có ruộng đã thành hiện thực khi người nông dân mang cuốc thuổng, gậy gộc cùng toàn dân tộc vùng lên làm cách mạng. An cư lạc nghiệp. Thực tế, chỉ khi để người dân thực sự yên tâm sản xuất, gắn bó với đất thì kinh tế mới thực sự phát triển, sản vật thực sự sinh sôi. Bài học một thời khi với mô hình tập thể của chung ít ai quan tâm đã phát sinh hệ lụy tiêu cực. Rồi từ khoán chui, khoán lủi đến khoán thực sự, giao đất cho cá nhân, để người nông dân thực sự gắn với đất cũng là những bước phát triển tích cực của nền kinh tế. Câu chuyện về sở hữu vẫn luôn là đề tài nóng. Mọi vấn đề cần phải được phân tích kỹ lưỡng. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, hay sở hữu nhà nước? Với việc trao quyền cho bất cứ đối tượng nào cũng phải dựa trên các yếu tố ràng buộc. Từ việc bảo quản, chăm sóc đất đai, phát huy tiềm năng của đất, cho đến việc ngăn ngừa tham nhũng, đầu cơ, đảm bảo quyền lợi cho người yếu thế. Sự phân định miếng bánh đất đai phải có tầm nhìn, quy hoạch từ tổng thể đến chi tiết, từ hiện tại đến tương lai.
Thời gian qua, từ việc hệ thống pháp luật về đất đai còn bất cập cùng với việc quy hoạch, phân định miếng bánh đất đai đã dẫn đến những hệ lụy không nhỏ, gây thiệt thòi cho không ít người dân. Chỉ một chuyện cùng một khoảnh đất bị thu hồi, người chấp hành tốt lại phải chịu giá rẻ, người trây ỳ, khiếu tố giao đất về sau lại được cái giá đền bù cao hơn đã dẫn tới sự mất công bằng. Mỗi năm lại một chính sách, cơ chế khiến người ta không biết đâu mà lần. Bờ xôi, ruộng mật bị thu hồi cho không ít dự án đẻ ra rồi bỏ hoang. Cả xã hội chạy theo cơn sốt bất động sản, cơn sốt đất đai hết nóng lại lạnh. Hết dự án lớn, dự án bé, và rồi người ta chỉ tính để ...kinh doanh, mà không tính đến những nhu cầu thiết thực hay hậu quả. Nhiều người dân nhiều khi khánh kiệt chỉ vì một trò hứng lên của một vài cá nhân, hay một nhóm người. Rồi đây có thể những dự án chậm triển khai, không khả thi sẽ phải được thu hồi. Nhưng dù bài toán hiệu quả, trách nhiệm có được đưa ra, như một vùng đất bờ xôi, ruộng mật lấy ra làm sân gôn, làm dự án không hiệu quả có thể vài ba người sẽ bị xem xét kỷ luật, nhưng kéo theo đó là nỗi khổ, nỗi đau của biết bao người dân.
Chỉ một vấn đề của Luật Đất đai, như GS Nguyễn Lang đã nhận xét: "Luật Đất đai đã chứa đựng yếu tố vi hiến nên là nguyên nhân dẫn đến việc tăng quyền thu hồi đất cho Nhà nước, hạn chế nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội của MTTQ, đồng thời cũng loại bỏ nhiệm vụ và trách nhiệm của công dân đối với việc giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các khiếu nại, tố cáo về đất đai cũng như dẫn đến việc hình thành các dự án treo kéo dài hàng nhiều năm, gây tổn thất to lớn cho nền KTQD”. Theo ông "Luật Đất đai sửa đổi phải dựa vào Hiến pháp sửa đổi khi sắp tới đây được Quốc hội thông qua để khắc phục tình trạng vi hiến”. Điều đó cũng đã thể hiện vấn đề xây dựng chính sách pháp luật, thực hiện pháp luật đất đai lâu nay tiếng vẫn rằng vì dân, nhưng để thực sự vì dân thì vẫn còn xa vời. Và như vậy, như Luật Đất đai dù sửa trước, sau, hay song song với Hiến pháp thì vấn đề cốt lõi vẫn phải đồng nhất, thống nhất mọi phương châm, mọi nguyên tắc là thực sự vì dân.
Kiên Long
Thám tử tư Hà Nội chuyên tư vấn các dịch vụ thám tử tư Uy tín, Bảo mật, Chuyên nghiệp – Bạn hãy cùng các Thám tử tài ba của Văn phòng thám tử tư hàng đầu Việt Nam giải mã thực hư các nguồn tin HOT và hấp dẫn nhất trong ngày nhé.
=>>> Xem thêm thông tin HOT tại :
Dich vu tham tu Thanh Dat - thamtuthanhdat.vn
Dịch vụ thám tử Thành Đạt
Tổ chức sự kiện Thành Đạt - topevent.vn
Cung cấp lái xe chuyên nghiệp - laixevip.com
Cung cấp dịch vụ Vệ sinh công nghiệp - vesinhsach.net
Các từ khóa :
tham tu, tham tu tu Ha Noi
dịch vụ thám tử tư hà nội, dịch vụ thám tử tư
cong ty tham tu Ha Noi, công ty thám tử tư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét