Bánh tráng chấm mắm ruốc
Kể ra Bình Thuận có nhiều món ăn đặc sản. Nhưng nhắc đến, người ta nhớ ngay món bánh tráng nướng quệt mắm ruốc ở khu vực Ngã ba Phan Rí Cửa (Tuy Phong)
Có hai cách phối vị cho món ăn này. Một là sự giao hòa giữa bánh tráng nướng chín, nhúng nước, rau sống, thịt hay cá, mắm ruốc cho món cuốn chấm. Một là chấm hẳn miếng bánh tráng nướng giòn tan, thơm lừng vào chén mắm ruốc cay nhẹ, thơm đậm. Mỗi cách có một cái thú khác nhau và tùy thuộc vào hoàn cảnh khác nhau. Song nhìn chung, vị thơm của món mắm vốn đậm vị và cái giòn tan, thơm lừng của bánh tráng nướng sẽ mang đến cho bạn hồi ức khá ngọt ngào.
Bánh tráng ngon phải là loại bánh tráng gạo có mè đen được làm ở vùng này, mắm ruốc cũng vậy, mắm ruốc thơm ngon và có hương vị đặc trưng. Mắm ruốc sống mua về đem xào với dầu hoặc mỡ (có tốp mỡ), thêm vào ớt, tỏi và gia vị sao cho vừa ăn. Khi ăn vắt thêm ít chanh và ớt trái cắt nhỏ trộn đều. Bánh tráng nướng giòn quệt với mắm ruốc đã qua chế biến thật sự là một món ăn chơi lạ miệng và khó quên với những ai đã từng thưởng thức. Mùa mưa mà được nhâm nhi món này thì hết ý!
Bánh căn
Đến đất Bình Thuận, ai cũng muốn thưởng thức món ăn đặc biệt có tên bánh căn thường thấy có mặt chỉ ở 3 vùng Tam Phan cũ (Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết). Chưa có thứ bánh bình dân nào được mọi người già trẻ, trai gái ưa thích như bánh này, rất giản dị mà độc đáo. Trước tiên hãy nói về cách làm bánh.
Chất liệu là gạo ngâm có bỏ thêm ít cơm nguội (để bánh được xốp) và xay thành bột lỏng. Lò bánh là một mặt tròn bằng đất nung; tùy lò nhỏ, lớn, trên mặt khuôn có 8 đến 12 lỗ đặt các chén đất nung rất dẹt; bên dưới đỏ hồng than hừng. Mỗi lò do một phụ nữ lo việc đổ bánh, cạy bánh với đôi tay thuần thục, khéo léo. Bột múc đổ vào từng khuôn nhỏ rồi đậy nắp lại. Vài phút sau, mở nắp thử xem bánh chín, dùng miếng sắt nậy lấy bánh ra. Mặt bánh úp mặt vào nhau thành cặp đem bày lên dĩa.
Ăn bằng cách dầm bánh vào nước chấm làm bằng nước mắm ngon pha loãng với tỏi ớt giã nát có trộn xoài sống hay khế chua xắt nhỏ, và không quên đổ thêm vài muỗng mỡ nước cùng tốp mỡ. Cũng có người thích ăn bánh cùng với nước cá kho; còn bày vẽ thêm có trứng vịt luộc hay xíu mại. Lò bánh căng thường đông khách vào lúc sáng là khi được kéo ghế ngồi bên lò, vừa chờ cạy bánh nóng vừa gợi chuyện vui với ai yêu thích món bánh quê hương đó.
Lòng heo bánh hỏi Phú Long
Nếu các vùng khác, món dọn kèm của bánh hỏi thường là nem nướng, thịt heo thì khi đến Bình Thuận, cụ thể là thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, bạn sẽ bất ngờ với sự kết hợp không giống ai giữa bánh hỏi và lòng lợn. Nghe có phần đơn giản, song để tạo thành món “ai ăn cũng nhớ”, người đầu bếp phải rất kỳ công trong hàng loạt khâu chế biến bánh hỏi, cách luộc lòng đến tỷ lệ cân đối giữa các thành phần trong chén mắm me dọn kèm .
Gỏi cá
Một món ăn đặc sản khác của Bình Thuận được gần xa nhắc tới mỗi khi về tỉnh này, đó là món gỏi cá. Có nhiều kiểu ăn gỏi: khô, trộn và cá chan nước… Nhưng đã nói gỏi cá phải là món ăn làm bằng cá sống của các loại mai, trích, rựa, bóp, đối.
Người ta thường thưởng thức món gỏi sanh cầm với loại cá nhỏ có vảy còn tươi nhai với muối, cộng hành, trái ớt và thêm hớp rượu nồng; nhưng thứ gỏi này không phải ai cũng dễ ăn và thấy ngon.
Gỏi cá Bình Thuận ăn thích hơn ở chỗ cũng là cá sống nhưng được tái chín mà không phải qua lửa. Làm gỏi ngon hay không còn do biết chọn cá, bóp cá và pha chế nước chấm hoặc nấu nước lèo. Cá đồng có thể làm gỏi nhưng không bằng cá biển thuộc loại mình nhỏ trắng thịt, ngon nhất là cá mai. Cá làm gỏi được lọc bỏ xương, thịt cá đem rửa nhiều lần bằng nước ấm khoảng 40 – 50 độ hoặc ngâm bằng nước chua của phèn, dấm, chanh, me; sau đó đem rửa và để ráo nước, bóp thành vắt.
Gỏi cá có loại nước chấm đặc biệt của nó gồm nước mắm thật ngon với ớt, tỏi đâm nhuyễn bỏ vào cay thơm, chất chua thì bằng me chín, lại có vị béo ngọt nhờ vào kẹo đậu phộng cộng với chuối sứ chín giã nhỏ. Tất cả pha trộn trở thành thứ nước chấm không chê được khi bết thấm vào cá gỏi. Thêm nữa, hương vị của gỏi cá sẽ giảm mất nếu không có các loại rau thơm như diếp cá, húng lũi, đọt xoài, ngò tàu… Tất nhiên, muốn bữa gỏi cá được dậm đà, nhớ lâu, không thể thiếu chút rượu kèm theo; nhưng không nên mãi quá chén mà làm loãng mất hương vị gỏi cá.
Thịt dông
Là một loại bò sát ở hang sinh sản tại vùng đồi cát trải dài dọc biển hàng trăm cây số. Con dông mình dài tính từ đầu đến mút đuôi khoảng 5 tấc, thân rộng cỡ bốn ngón tay; loại lớn gọi là dông thềm nặng trên nửa ký. Bắt dông không dễ, phải có kinh nghiệm, kỹ thuật lành nghề; bằng nhiều cách như bẫy, dò, câu, đào… Người đào bắt giỏi từ sớm đến tối mới được chừng 20 con. Mùa dông bắt đầu từ tháng 5 âm lịch trở đi khi đã sa mưa, đến tháng 8, tháng 9 là cao điểm.
Hình thù con dông trông có vẻ kỳ dị với các vằn đen đỏ dọc dài hai bên sống trắng ngon chẳng kém thịt gà, xương nhỏ lại giòn, rất dễ chế biến. Đơn giản nhất là đốt lửa nướng dông rồi xé từng mảnh thịt chấm muối ớt ăn tại chỗ là đủ ngon. Các món dông chế biến quen thuộc của người Bình Thuận gồm thịt dông bằm làm chả hoặc làm gỏi với lá lành ngạnh, lá cốc chua; thịt dông kho gừng ớt, dông nấu canh chua với lá me non hay bằm vo viên nấu với dưa hồng… Và không gì ngon hơn vào những ngày mưa dầm được thưởng thức món bánh xèo thịt dông đổ chảo.
Khoai lang hầm
Nếu giới trẻ xem khoai lang hầm như một món ngon, lạ, độc thì với những thực khách cao tuổi, món ăn này nhắc người ta gợi nhớ đến khoảng thời gian nghèo đói với ước mơ cháy bỏng về nồi cơm trắng.
Cách chế biến món ăn này cũng lạ. Khoai lang phơi thật khô, cho vào nồi hầm kỹ. Khi khoai đã chín mềm và tơi ra thì cho đường cục đã được chặt nhỏ vào nồi, trộn đều. Công phu như thế nhưng giá của món ăn này cực rẻ, từ 3.000 – 5.000 đồng/gói. Thêm một điều lạ là dù ăn nóng hay nguội, món ăn này luôn gợi người ta nhớ đến mùi hương của nắng, của gió.
Răng mực nướng
Lúc trước, phần này của con mực thường được bỏ đi, sau đó vài người thử dùng để chế biến món ăn. Ngày nay, nó trở thành đặc sản địa phương cũng như món quà vặt quen thuộc của đời học sinh. Điểm hấp dẫn của món ăn này không nằm ở tạo hình mà là ở vị dai, giòn nhấn nhá cùng bánh tráng nướng, tương ớt vui miệng.
Bánh quai vạc
Tại Bình Thuận, bánh quai vạc không chỉ được bày bán tại các chợ, các con đường lớn nhỏ mà bạn còn dễ dàng thưởng thức ở các bãi biển của vùng đất này như Mũi Né, Hòn Rơm...
Bánh quai vạc thu hút du khách ở lớp bột trong veo, dai mịn, com tôm lột đỏ au hấp dẫn. Song yếu tố khiến du khách muốn ăn lại lần nữa chính là chén nước mắm được pha chế từ loại mắm nổi danh của địa phương hay miếng chả cá hấp dai, mịn
Cá lồi xối mỡ
Cá lồi xuất hiện nhiều nhất là vào các tháng 7-8-9 âm lịch và thường có trọng lượng từ 0,5 – 5kg. Theo mẹo vặt của các bà nội trợ thì cá lồi lớn nhiều thịt và ngọt hơn cá lồi nhỏ.
Có thể chế biến nhiều món ngon từ cá lồi như nấu canh chua, kho tỏi, tiêu hay ớt, nhưng hấp dẫn nhất vẫn là món cá lồi xối mỡ. Ngoài điểm nhấn độ ngọt, tươi của cá, nước mắm me với vị béo của gan cá cũng mê hoặc thực khách không kém.
Ngọc Anh (t/h)
Thám tử tư hàng đầu Việt Nam chuyên tư vấn các dịch vụ thám tử tư Uy tín, Bảo mật, Chuyên nghiệp – Bạn hãy cùng các Thám tử tài ba của Văn phòng thám tử tư hàng đầu Việt Nam giải mã thực hư các nguồn tin HOT và hấp dẫn nhất trong ngày nhé.
=>>> Xem thêm thông tin HOT tại :
Dich vu tham tu Thanh Dat - thamtuthanhdat.vn
Dịch vụ thám tử Thành Đạt
Tổ chức sự kiện Thành Đạt - topevent.vn
Cung cấp lái xe chuyên nghiệp - laixevip.com
Cung cấp dịch vụ Vệ sinh công nghiệp - vesinhsach.net
Các từ khóa :
tham tu, tham tu tu Ha Noi
dịch vụ thám tử tư hà nội, dịch vụ thám tử tư
cong ty tham tu Ha Noi, công ty thám tử tư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét