Hoa hồng, đầu lâu, bộ xương, chú gấu nhảy múa và cả logo “Steal Your Face” luôn được biến tấu như cái ‘ngông’ của Grateful Dead. Google – Gã khổng lồ tìm kiếm thi thoảng lại tân trang logo của mình trên doodle !
Không chỉ tuỳ hứng với những ca khúc của mình, Ban nhạc rock Mỹ Grateful Dead còn khá “phiêu” trong các khía cạnh kinh doanh, kể cả xây dựng thương hiệu. Bìa album, vé vào cửa, bản tin, áp phích của Grateful Death lúc nào cũng giàu hình ảnh, màu sắc, chi tiết. Người ta không bao giờ đoán được mình sẽ nhận thêm gì khi mua album của họ, bởi nó có thể là một bức ảnh kỷ niệm hoặc cũng có thể bản tin của ban nhạc. Ngay cả với những hình ảnh thường xuyên sử dụng như hoa hồng, đầu lâu, bộ xương, chú gấu nhảy múa và cả logo “Steal Your Face” cũng luôn được ban nhạc được biến hóa một cách linh hoạt. Bản thân font chữ và màu sắc của tên ban nhạc trên bìa album cũng khác với trên bản tin.
Những ban nhạc khác như Rolling Stones mỗi lần lưu diễn đều có một chủ đề marketing trùng với album mà họ định quảng bá và mọi thứ đều phải gắn với chủ đề đó, từ áp phích, áo phông, trang phục biểu diễn, cách trang trí sân khấu. Nhưng Grateful Dead thì lại ngược lại. Ban nhạc này chẳng bao giờ trung thành với các chủ đề marketing của chuyến lưu diễn cả. Ngay cả với những buổi diễn chỉ cách nhau có vài ngày, thiết kế áp phích đôi khi cũng đã khác.
Còn ở phương diện thiết kế, các mẫu vẽ của Grateful Dead lúc nào cũng phóng khoáng, tự do chứ không cứng nhắc như nhiều ban nhạc khác. Grateful Dead cho thấy họ luôn “đi guốc” trong bụng các khán giả của mình – những người thích đón nhận lối tư duy mới mẻ, không khiên cưỡng trong hội họa và âm nhạc.
Bài học marketing từ Grateful Dead: “giải phóng” thương hiệu
Chuyện các công ty ôm khư khư thương hiệu của mình là quá phổ biến. Như ở NewsEdge – công ty cũ của David, nhà sản xuất CD/DVD cho Grateful Dead – đã từng có trường hợp một phòng in thêm hình bản đồ thế giới dưới logo của công ty. Với NewsEdge, việc làm này được cho là ngược với những tiêu chí xây dựng thương hiệu của công ty. Và thế là toàn bộ lô sản phẩm đó phải in lại, gây tốn kém tới hàng ngàn đô la.
Tất nhiên, các công ty không thể không định hướng cho xây dựng thương hiệu. Nhưng cũng không nên khư khư với những nguyên tắc cứng nhắc mà làm mất đi tính sáng tạo. Hãy xem cách mà Grateful Dead đã làm, dù họ “quậy tưng” với nhãn hiệu của mình nhưng khách hàng vẫn nhận ra những nét thân quen của ban nhạc ẩn hiện trong đó.
Lời khuyên cho bạn: hãy dành cho nhân viên thiết kế của mình một khoảng trống để họ sáng tạo khi thiết kế trang web, sách điện tử, tờ rơi, tờ bướm…của công ty. Miễn là việc sáng tạo đó không vượt quá giới hạn chọ phép. Thường thì các nhân viên thiết kế chuyên nghiệp rất biết cách gắn những ý tưởng mới cho thương hiệu. Cách họ làm khiến thương hiệu không mất đi đặc trưng vốn có của mình mà còn thể hiện được cá tính, phong cách thời đại của công ty.
Biến tấu logo của Google
Một công ty nữa cũng khá là quậy với các logo của mình giống như Grateful Dead. Đó là Google. Gã khổng lồ tìm kiếm này lâu lâu lại tân trang logo của mình trên mục tìm kiếm (còn gọi là doodle) để kỉ niệm những sự kiện đặc biệt, như ngày sinh của Van Gogh, 50 năm ngày thành lập công ty đồ chơi nổi tiếng Lego, …
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét