Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Phô trương công đức ở đền Mẫu Âu Cơ

“Trông hơi vô duyên” Biển ghi công đức tại đền Mẫu Âu Cơ rất to, thậm chí cao hơn đầu người - Ảnh: Đinh Trang Không thể chụp toàn cảnh nghi môn của đền Mẫu Âu Cơ, nhiều du khách đã quay sang chụp ảnh ngay cạnh biển công đức ghi rõ tên của hạng mục này. Tấm biển to bằng đá cao chừng 1,65 m ghi rất rõ tên đơn vị đã công đức tiền để dựng nghi môn. Theo các nhà nghiên cứu, đó là sự phô trương công đức một cách thiếu tế nhị, đi trái lại truyền thống văn hóa của dân tộc. GS Lê Hồng Lý, Viện trưởng Viện Văn hóa nói: “Ghi công đức cũng được nhưng phải để cỡ vừa vừa thôi. Ngày xưa các cụ ghi lạc khoản rất nhỏ ở bên cạnh”. Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cho biết thường có hai loại ghi công đức thời xưa. Một loại, người ta ghi thành bia công đức riêng. Loại bia này chỉ cao ngang người. Trên mặt trước của bia có ghi tên những người công đức, nhưng cũng ghi rất nhỏ. Một loại khác là bia lớn hơn, mặt trước ghi rõ về di tích, rằng sự tích của nó ra sao, vẻ đẹp của nó thế nào. Tới mặt sau mới ghi tên người góp công góp của trùng tu công đức. Chính vì vậy, khi so sánh cách người xưa ghi công đức với cách làm của đơn vị ở đền Mẫu Âu Cơ, ông Đức nói: “Trông nó (biển ghi công đức) hơi vô duyên”. Giờ là thời thích cái gì cũng to, hoành tráng, việc công đức cần được chứng tỏ cho cả dương thế thấy. Thích khoa trương mà TS Trần Trọng Dương , Viện Hán - Nôm “khoe với thần như thế không ổn” GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng di sản nhà nước nhận định: “Việc ghi công đức khoa trương giờ đã nhiều đến mức nhiều người quen mắt. Rất nên lên tiếng về điều này. Kiểu khoe với ngốc nghếch như thế không ổn. Mà trương biển ra còn như quảng cáo nữa”. TS Trần Trọng Dương, Viện Hán - Nôm, cũng tán thành với ý kiến của các nhà nghiên cứu. Theo ông Dương, trước đây việc ghi công đức thường được ghi nho nhỏ. Còn hiện thời đang có khuynh hướng làm biển riêng, và biển riêng cũng ngày càng to. Trong khi đó, đến việc đề thơ của người xưa cũng chỉ có lạc khoản ghi tên người nho nhỏ. “Giờ là thời thích cái gì cũng to, hoành tráng, việc công đức cần được chứng tỏ cho cả trần thế thấy. Thích phô trương mà”, ông Dương nói. Thậm chí theo ông Dương, tại Quảng Ninh, gần nơi Trương Hán Siêu đề thơ, có một bức chạm chữ khác của doanh nghiệp than còn to hơn cả thơ của "thần Siêu". Ông Phạm Xuân Phúc, Phó chánh thanh tra Bộ VH-TT-DL cho rằng việc để tấm biển ở đền Mẫu Âu Cơ không vi phạm gì cả. Ông Phúc phỏng đoán chắc chỉ do đơn vị công đức để tạm ở đó rồi sau đó dỡ đi thôi. Ông còn cho biết thêm hiện chưa có điều luật nào cấm việc dựng biển ghi công đức như vậy. Tuy nhiên, đền Mẫu Âu Cơ là di tích cấp nhà nước. Chính vì vậy, việc đặt một biển công đức lớn tại đây hoàn toàn có khả năng làm biến dạng không gian di tích. “Cái này thì sai rồi. Nó phá hỏng không gian thiêng chứ”, GS Ngô Đức Thịnh nói. Hiện chưa rõ Cục Di sản có đồng ý để xây tấm biển ghi công đức lớn đến thế ngay trong di tích đền Mẫu Âu Cơ như vậy không. Bản thân GS Thịnh cũng không hề phản đối việc ghi công đức của người dân hay các tổ chức, nhưng: “Chúng tôi làm nghiên cứu về các đình đền nhiều chứ. Hàng nghìn đình đền của mình là do dân công đức xây lên từ xưa. Khi nghiên cứu đền phủ, chúng tôi hay phát hiện được bia ghi công đức nhưng thường ở chỗ kín đáo. Qua đó mình biết ai đã viện trợ xây dựng. Thành thử, khi có nhà quản lý từng muốn quy định không ghi công đức, tôi cũng không nhất trí. Nhưng ghi thì phải ở chỗ nào kín đáo, cách thức phải có văn hóa. Đằng này lại trương việc công đức ra trước mặt mọi người thì thật tệ”, ông Thịnh nói. Khi có nhà quản lý từng muốn quy định không ghi công đức, tôi cũng không đồng tình. Nhưng ghi thì phải ở chỗ nào kín đáo, cách thức phải có văn hóa. Các nhà nghiên cứu sau này từ đó cũng đọc được. Đằng này lại trương việc công đức ra trước mặt mọi người thì thật tệ GS Ngô Đức Thịnh , Ủy viên Hội đồng di sản nhà nước Trinh Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét